Tiến trình Thời_đại_Thông_tin

Mở rộng thư viện

Sự mở rộng của thư viện theo tính toán của Fremont Rider vào năm 1945 đã tăng gấp đôi công suất 16 năm một lần, nếu có đủ không gian hiện hữu.[5] Ông chủ trương thay thế các tác phẩm in cồng kềnh, rách nát bằng các bức ảnh dưới dạng vi hình thu nhỏ, có thể được sao lại theo yêu cầu dành cho khách hàng thư viện hoặc các tổ chức khác. Ông đã không lường trước được công nghệ kỹ thuật số sẽ được thực hiện sau nhiều thập kỷ để thay thế vi hình bằng phương pháp chụp ảnh, lưu trữ và truyền dẫn số. Các công nghệ số tự động, không hao hụt dữ liệu cho phép tăng đáng kể tốc độ tăng trưởng thông tin. Định luật Moore, được xây dựng khoảng năm 1965, đã tính toán số lượng bóng bán dẫn trong một mạch tích hợp dày đặc tăng gấp đôi mỗi năm hai lần.[6]

Sự gia tăng của các máy tính cá nhân nhỏ hơn và ít tốn kém hơn và cải tiến sức mạnh tính toán vào đầu những năm 1980 dẫn đến việc truy cập và khả năng chia sẻ và lưu trữ thông tin một cách đột ngột giúp tăng số lượng người lao động. Khả năng kết nối giữa các máy tính trong các công ty đã dẫn đến khả năng của người lao động ở các mức độ khác nhau có thể tiếp cận được lượng thông tin lớn hơn.

Lưu trữ thông tin

Năng lực lưu trữ thông tin về mặt công nghệ trên thế giới đã tăng từ 2,6 (nén tối ưu) exabyte năm 1986 lên 15,8 năm 1993, trên 54,5 năm 2000, và 295 (nén tối ưu) exabyte năm 2007. Đây là thông tin tương đương tối thiểu 730-MB CD-ROM/người năm 1986 (539 MB/người), cỡ 4 CD-ROM/người năm 1993, 12 CD-ROM/người năm 2000, và gần 61 CD-ROM/người năm 2007.[7] Ước tính năng lực lưu giữ thông tin trên thế giới đã đạt đến 5 zettabyte vào năm 2014.[8] Đây là thông tin tương đương 4.500 giá sách in từ Trái Đất đến Mặt Trời.

Truyền đạt thông tin

Năng lực tiếp nhận thông tin về mặt công nghệ trên thế giới thông qua các mạng lưới phát sóng một chiều là 432 exabyte (nén tối ưu) thông tin năm 1986, 715 (nén tối ưu) exabyte năm 1993, 1,2 (nén tối ưu) zettabyte năm 2000, và 1,9 zettabyte năm 2007 (là lượng thông tin tương đương với 174 tờ báo dành cho mỗi người đọc hàng ngày).[7] Năng lực trao đổi thông tin hiệu quả trên thế giới qua mạng viễn thông hai chiều là 281 petabyte (nén tối ưu) thông tin năm 1986, 471 petabyte năm 1993, 2.2 (nén tối ưu) exabyte năm 2000, và 65 (nén tối ưu) exabyte năm 2007 (là lượng thông tin tương đương với 6 tờ báo dành cho mỗi người đọc hàng ngày).[7] Trong những năm 1990, sự lan truyền của Internet đã gây ra một sự đột biến bất ngờ trong việc truy cập và khả năng chia sẻ thông tin trong các doanh nghiệp và gia đình trên toàn cầu. Công nghệ đã phát triển rất nhanh chóng đến mức một chiếc máy tính trị giá 3000 USD vào năm 1997 sẽ có giá 2000 USD chỉ sau hai năm và 1000 USD vào năm sau.

Tính toán

Khả năng tính toán thông tin về mặt công nghệ trên thế giới với các loại máy tính đa năng có người điều khiển đã tăng từ 3.0 × 108 MIPS năm 1986, lên 4.4 × 109 MIPS năm 1993, 2.9 × 1011 MIPS năm 2000 lên 6.4 × 1012 MIPS năm 2007.[7] Một bài báo trong Tạp chí Trends in Ecology and Evolution (Xu hướng trong Sinh thái học và Tiến hóa) báo cáo rằng hiện nay công nghệ số "đã vượt quá khả năng nhận thức của bất kỳ con người đơn lẻ nào và đã làm việc này một thập kỷ sớm hơn dự đoán. Về mặt năng lực, có hai mức quan trọng: số lượng hoạt động mà một hệ thống có thể thực hiện và số lượng thông tin có thể được lưu trữ. Số lượng các hoạt động khớp thần kinh mỗi giây trong não người được ước tính nằm giữa 10^15 và 10^17. Mặc dù con số này khá ấn tượng, ngay cả các loại máy tính đa năng của con người vào năm 2007 đều có khả năng thực hiện tốt hơn 10^18 lệnh mỗi giây. Ước tính cho thấy khả năng lưu trữ của một bộ não con người là khoảng 10^12 byte. Trên cơ sở bình quân đầu người, phù hợp với việc lưu trữ kỹ thuật số (5x10^21 byte/7.2x10^9 người)".[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thời_đại_Thông_tin http://infoscience.epfl.ch/record/146804/files/Inf... http://news.cnet.com/2100-1001-984051.html http://connection.ebscohost.com/c/articles/8955669... http://www.information-age.com http://www.nybooks.com/articles/2016/06/23/depths-... http://archives.obs-us.com/obs/english/books/nn/bd... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0... http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/hrm.393... http://adsabs.harvard.edu/abs/2011Sci...332...60H http://guides.temple.edu/news/computer